Thần Lương Hằng Ngày

Tuần XXVIII Thường Niên thường niên A

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

PVLC của Tuần Lễ XXVIII Thường niên Năm A được mở ra với PVLC Chúa Nhật XXVIII Năm A.

Trong PVLC cho Chúa Nhật XXVIII Thường niên Năm A này, chúng ta lại thấy thành phần lãnh đạo Do Thái giáo là "các trưởng tế và kỳ lão".

Họ là thành phần được Chúa Giêsu nói với họ và nói về họ bằng 3 dụ ngôn:

2 dụ ngôn về vườn nho, vườn nho bị họ là đứa con nói đi rồi chẳng đi (CN XXVI) và là các tá điền sát hại người con của chủ để đoạt gia tài (CN XXVII),

và 1 dụ ngôn về tiệc cưới (CN XXVIII) mà họ là thành phần trước hết và trên hết được vị vương chủ cho mời đến tham dự,

nhưng họ coi thường, không đến bởi họ ưu tiên hơn những lợi lộc của họ, thậm chí còn sát hại cả các sứ giả được sai đến mời họ nữa.

Tuy nhiên, nếu họ nhận ra LTXC nơi họ thì họ đã không làm như vậy, trái lại, họ sẽ thấy được bữa tiệc cưới này cao quí biết bao, chứ không rẻ tiền và bị ế ẩm.

Ơn Cứu Độ, xuất phát từ LTXC, như từ "trên núi" (Bài Đọc 1), được dọn ra cho tất cả mọi người, chứ không phải cho một mình họ, do đó,

những ai như Thánh Phaolô, trong bộ áo cưới ở chỗ biết cởi bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới là Chúa Kitô, 

như vị Tông đồ Dân ngoại này, đã có thể tuyên bố (Bài Đọc 2) "trong Chúa Kitô tôi có thể làm được mọi sự", bởi ngài và họ đều cảm nghiệm thấy đúng như Bài Đáp Ca:

"Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi" (câu 1), "chẳng lo sợ gì dù có ở trong thung lũng tối" (câu 2), trái lại, còn hoan hưởng "mâm cổ trước mặt đối phương" (câu 3)!

Với tâm tình hoan hưởng tiệc cưới Nước Trời là Ơn Cứu Độ được dọn "trên núi" LTXC, chúng ta tiếp tục với toàn bộ PVLC cho cả Tuần XXVIII ở những đường links sau đây:

bé tĩnh

Tuần XXVIII Thường Niên

 MTN.CNXXVIII-A.mp3 / 

https://youtube.com/live/VUPZSrFBPEU

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNXXVIII-A.mp3

 TN.XXVIIIL-5.mp3 / LeThanhTeresaAvila.mp3 / ThanhTeresaChuaGiesu.mp3 (15/10 - Chúa Nhật)

TN.XXVIIIL-2.mp3

ThanhHedviga.mp3 / 

https://youtu.be/tEGXz34s5Io (16/10 - Thứ Hai)

 ThanhMargarita-SuVuThanhTam.mp3 / 

https://youtu.be/UCzAjsVXJTg (16/10 - cũng Thứ Hai)

Thu.3.XXVIII.TN.mp3 

LeThanhIgnatioAntiokia.mp3 / ThanhIgnatioAntiokiaGiamMucTuDao.mp3 / 

https://youtu.be/IHmLsVPiOb8 (17/10 - Thứ Ba)

LeThanhSuLuca.mp3 (2018) / ThanhSuLuca.mp3 (2021) /

 https://youtu.be/nQqYt175NkQ (18/10 - Thứ Tư)

 TN.XXVIIIL-5.mp3

TN.XXVIIIL-6.mp3 

ThanhPhaoloThanhGia.mp3 / 

https://youtu.be/pYDOzTXx3oU (20-10 - Thứ Sáu)

TN.XXVIIIL-7.mp3 (2018)

 MTN.XXVIII-7.mp3 

(2021 - liên quan đến thuyết âm mưu theo chiều hướng chối bỏ)

 


Suy nghiệm Lời Chúa 

Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa có tính cách đại đồng công giáo 

Nếu để ý các Bài Phúc Âm Giáo Hội cố ý chọn đọc cho các Chúa Nhật Thường Niên Năm A gần đây: Chúa Nhật XXV, XXVI và XXVII và chính Chúa Nhật XXVIII này, chúng ta thấy các bài Phúc Âm này không liên tục với nhau về văn tự, đoạn này liền với đoạn kia, câu này sát với câu nọ, mà là cách quãng, nhưng lại là một cách quãng liên tục và liên hệ với nhau một cách tài tình về ý nghĩa của nó.  

Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXV ở đầu đoạn 20 (1-16, và bỏ các câu từ 17 đến 34 sau đó) về chủ vườn nho thuê thợ và trả lương. Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXVI và XXVII ở giữa đoạn 21 (28-32 và 33-43, nghĩa là bỏ 27 câu đầu và bỏ 3 câu cuối). Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXVIII tuần này ở đầu đoạn 22 (1-10 hay có thể tới câu 14). 

Như đã nhận định, tuy bị cách quãng về văn tự như thế, 4 bài Phúc Âm cho 4 Chúa Nhật Mùa Thường Niên Năm A XXV, XXVI, XXVII và XXVIII theo Thánh ký Mathêu này vẫn liên tục và liên hệ với nhau một cách tài tình về ý nghĩa của nó. Ở chỗ nào? Ở chỗ: 1- Thành phần được Chúa Giêsu nói tới và cứ nói tới là "các trưởng tế và các kỳ lão trong dân"; 2- Bài Phúc Âm nào Người cũng dùng dụ ngôn mà nói với họ để nhắc nhở về vai trò họ trong dự án cứu độ của Thiên Chúa, về vị thế của họ trong mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Có thể nói, nếu ở đoạn 13 Thánh ký Mathêu đã thuật lại một bộ dụ ngôn về Nước Trời nói chung thế nào, thì Người cũng nói riêng với thành phần đầu mục Do Thái một số dụ ngôn về "Nước Thiên Chúa" liên quan trực tiếp đến họ như vậy.  

Đúng thế, bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVIII Thường Niên hôm nay Chúa Giêsu lại dùng một dụ ngôn khác, không còn liên quan đến ông chủ vườn nho như 3 bài Phúc Âm cho 3 Chúa Nhật XXV, XXVI và XXVII trước, mà là dụ ngôn: "Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: 'Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới'". 

"Những người đã được mời dự tiệc cưới" đây là ai, nếu không phải là "các trưởng tế và các kỳ lão trong dân" nói riêng và thành phần luật sĩ và biệt phái Do Thái nói chung, bao gồm cả dân Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn. Thế nhưng, thành phần "những người đã được mời dự tiệc cưới" này đã đáp ứng ra sao, Chúa Giêsu đã tiếp tục cho biết trong Bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán; những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi".  

"Tiệc cưới cho hoàng tử" được "vị vua kia" tự mình mở tiệc thiết đãi khách được mời mà bị họ coi thường, thậm chí còn loại bỏ đi đây là gì, nếu không phải là mối hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, nhờ Con Ngài đã Nhập Thể và Vượt Qua, nghĩa là một mối hiệp thông thần linh với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài.

Bữa tiệc cưới vô cùng cao trọng và quan trọng này đã được chính Thiên Chúa, qua miệng tiên tri Isai ở Bài Đọc 1 hôm nay đã tiên báo như sau: "Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon. Trên núi này, Người sẽ cất khăn tang bao trùm muôn dân và tấm khăn liệm trải trên mọi nước. Người tiêu diệt sự chết đến muôn đời. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt, và cất bỏ khỏi toàn mặt đất sự tủi hổ của dân Người, vì Người đã phán. Ngày đó, người ta sẽ nói: Này đây Chúa chúng ta. Ðây là Chúa, nơi Người, chúng ta đã tin tưởng, chúng ta hãy hân hoan và vui mừng vì ơn Người cứu độ, vì Chúa sẽ đặt tay của Người trên núi này". 

Chính dân Do Thái, qua Thánh Vịnh gia ở Thánh Vịnh 22 về người mục tử nhân lành trong Bài Đáp Ca hôm nay đã cảm thức được Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình gần gũi với mình, quan tâm đến mình và chăm nuôi mình đến độ họ chẳng còn mong muốn gì hơn ngoài chính Ngài: "Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi", đến độ tin tưởng vào Ngài trong tất cả mọi sự: "dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi lòng con", nhờ đó đã được hoan hưởng một sự sống viên mãn: "đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa", một cảm thức tin tưởng và vô cùng hân hoan này được bộc lộ như sau:   

1) Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. .

2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - (Lạy Chúa,) dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi lòng con.

3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.

4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo con hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, con sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.

Thế nhưng, ở cuối bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu lại cho thấy cái hậu không tốt, đó là "những người đã được mời dự tiệc cưới" kể như tự mình loại trừ khỏi mối hiệp thông thần linh với Thiên Chúa và chỗ mời danh dự của họ đã được thay thế bởi những người khác không được mời từ trước như họ, bởi tiệc cưới vô cùng cao trọng liên quan đến Ơn Cứu Độ vô cùng quí báu của Thiên Chúa cũng như đến Phần Rỗi vô cùng quan trọng đối với loài người này không thể nào vì họ mà dẹp bỏ một cách dễ dàng và nhanh chóng, trái lại, càng cần phải thực hiện một cách đại đồng và phổ quát hơn, có tính cách "công giáo" hơn, liên quan đến toàn thể nhân loại: "'Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới'. Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc". 

Thật vậy, nếu Tiệc Cưới Nước Trời đây là Ơn Cứu Độ, là mối hiệp thông thần linh với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô Nhập Thể và Vượt Qua thì theo dự án cứu độ thần linh của Thiên Chúa, trước hết giành cho dân Do Thái và từ dân Do Thái, sau đó và trên hết, cho chung nhân loại như lời Thiên Chúa hứa với hai nguyên tổ (xem Khởi Nguyên 3:15). Bởi thế, dân ngoại đã được mời vào thế chỗ của dân Do Thái, hay đúng hơn chung hưởng với Dân Do Thái, như lời Thiên Chúa hứa với Tổ Phụ Abraham (xem Khởi Nguyên 22:18).  

Vì thế, thành phần được mời đến trước đây là dân Do Thái nói chung, nhưng những ai không đến tham dự thì không áp dụng cho chung dân Do Thái mà là cho những ai trong họ không chịu chấp nhận Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Cũng thế, thành phần được mời đến sau, nói chung là dân ngoại, dân Tân Ước, bao gồm "bất cứ ai" và "bất luận tốt xấu", thì thành phần "xấu" đây bao gồm cả những nam nhân thu thuế gian tham như viên thu thuế Giakêu lùn, và các nữ nhân đĩ điếm nhục dục trong dân Do Thái, thành phần đã từng được đồng bàn với Chúa Giêsu trong nhà viên thu thuế Levi đã được Người tuyển gọi thành Tông Đồ Mathêu (xem Mathêu 9:10).   

Tuy nhiên, cho dù được mời đến tham dự tiệc cưới do Thiên Chúa khoản đãi một cách trang trọng và bất ngờ cùng nhưng không như thế, thành phần dự tiệc cưới cũng cần phải làm sao tỏ ra xứng đáng với cái diễm phúc được mời này, ở chỗ mặc áo cưới đàng hoàng, bằng không, họ sẽ bị loại ra ngoài, như phần cuối của bài Phúc Âm hôm nay (không buộc đọc) cho thấy:   

"Ðoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: 'Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?' Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: 'Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít'"  

Ở đây, xét theo tự nhiên thì có vẻ vô lý và bất công. Khách mời đến sau bất ngờ tới tham dự tiệc cưới thì làm sao kịp sửa soạn mà có áo cưới để mặc trước khi đến tham dự chứ? Vậy thì tại sao bị loại khi không có áo cưới. Áo cưới đây có thể hiểu là đức tin, là đáp ứng ơn gọi Kitô hữu của mình. Kitô hữu được mời đến dự tiệc cưới này nơi Phép Rửa, họ cần phải trung thành với chiếc áo trắng rửa tội là chính áo cưới được trao cho họ để họ mặc khi họ chấp nhận đến tham dự tiệc cưới mà họ không ngờ.   

Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, tự thân là một người Do Thái lại còn là dân biệt phái nhiệt tâm nhưng giả hình trước nhan Chúa (xem Mathêu đoạn 23), quả thực đã mặc áo cưới trong khi ngài bất ngờ được mời đến tham dự tiệc cưới này, như chính ngài đã thú với giáo đoàn Philipphê, một giáo đoàn dân ngoại nhưng cũng tỏ ra xứng đáng hoan hưởng bữa tiệc Nước Trời khoản đãi họ, một bữa tiệc đã làm họ no nê đến độ có thể chia sẻ "sự phú túc vinh sang của Người trong Ðức Giêsu Kitô", trong Bài Đọc 1 hôm nay:   

"Anh em thân mến, tôi biết chịu thiếu thốn và biết hưởng sung túc. Trong mọi trường hợp và hết mọi cách, tôi đã học cho biết no, biết đói, biết dư dật và thiếu thốn. Tôi có thể làm được mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi. Nhưng anh em đã hành động chí lý khi san sẻ nỗi quẫn bách của tôi. Xin Thiên Chúa cung cấp dư dật những nhu cầu của anh em, theo sự phú túc vinh sang của Người trong Ðức Giêsu Kitô. Vinh danh Thiên Chúa là Cha chúng ta muôn đời. Amen!"